DỊCH VỤ TƯ VẤN THẢM TRA
Tư vấn thẩm tra là một bộ phận rất quan trọng và không thể thiếu trong quá trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình. Công tác thẩm tra thiết kế xây dựng công trình là công tác bắt buộc được nhà nước quy định cụ thể trong các Thông tư, Nghị định, và các Luật liên quan đến quy trình quản lý chất lượng xây dựng công trình tại Việt Nam.
Thẩm tra thiết kế là việc kiểm tra, đánh giá sự phù hợp về kiến trúc, kết cấu, hệ thống ME, khả năng chịu lực của kết cấu công trình theo hồ sơ thiết kế dựa trên các tiêu chuẩn và quy chuẩn hiện hành, làm cơ sở cho việc thẩm định và triển khai thi công.
Thẩm tra dự toán là việc kiểm tra, xác định tính đúng đắn, hợp lý của khối lượng công việc, đơn giá thi công và các định mức chi phí xây dựng trong thuyết minh dự toán công trình, giữ vai trò quan trọng và ảnh hưởng lớn đến chi phí xây dựng của công trình.
- Cơ sở pháp lý:
Luật | Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014 |
Nghị định | Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng |
Nghị định số 42/2017/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ | |
Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng trong xây dựng | |
Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng | |
Nghị định 44/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng | |
Thông tư | Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26/10/2016 Thông tư quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất và bảo trì công trình xây dựng |
Thông tư 05/2015/TT-BXD quy định về quản lý chất lượng xây dựng và bảo trì nhà ở riêng lẻ | |
Thông tư số 08/2016/TT-BXD ngày 10 tháng 3 năm 2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung về hợp đồng tư vấn xây dựng | |
Thông tư 10/2016/TT-BXD quy định về cắm mốc giới và quản lý mốc giới theo quy hoạch xây dựng | |
Thông tư 03/2016/TT-BXD quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng | |
Thông tư 14/2016/TT-BXD hướng dẫn về cấp giấy phép hoạt động xây dựng và quản lý nhà thầu nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam | |
Quyết định 3181/QĐ-BYT năm 2016 đính chính Thông tư 11/2016/TT-BYT quy định việc đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập |
- Quản lý dự án xây dựng được thực hiện theo quy trình như sau:
I. Bước 1: Kiểm tra trình tự thực hiện các bước của dự án có phù hợp hay không:
– Theo các trình tự sau
1.Tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất (QĐ phê duyệt kq trúng đấu giá; Giấy chứng nhận QSD đất)
2.Cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (với DA có nhà đầu tư nước ngoài)
3.Lập quy hoạch chi tiết xây dựng (nếu có)
4.Lập và phê duyệt dự án đầu tư
5.Thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM (nếu có)
6.Thẩm tra thiết kế cơ sở (nếu được yêu cầu hoặc do CĐT thấy cầnthiết)
7.Thẩm định dự án và thiết kế cơ sở
8.Thông tin/ thỏa thuận về cấp nước, thoát nước, cấp điện
9.Thẩm duyệt thiết kế PCCC
10.Khảo sát xây dựng (phục vụ thiết kế)
11.Thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công
II. Bước 2: Đánh giá năng lực nhà thầu thực hiện công tác khảo sát thiết kế, lập dự toán công trình:
1.Kiểm tra năng lực hoạt động xây dựng phù hợp với dự án mà nhà thầu tư vấn thiết kế, tư vấn khảo sát tham gia
+ Kiểm tra giấy phép hoạt động kinh doanh
+ Kiểm tra chứng chỉ hoạt động lĩnh vực xây dựng
2.Kiểm tra năng lực cá nhân trực tiếp thực hiện công việc ứng với vị trí được bổ nhiệm để tham gia dự án, các bằng cấp, chứng chỉ có phù hợp với đặc thù và quy của dự án hay không
III. Bước 3: Kiểm tra hồ sơ thiết kế:
1.Kiểm tra và đánh giá nội dung hồ sơ thiết kế, địa điểm xây dựng công trình, quy mô và công suất xây dựng, các thông số kỹ thuật chủ yếu công trình, tính phù hợp nội dung thiết kế có phù hợp với quy chuẩn tiêu chuẩn được áp dụng về xây dựng, vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy, …
2.Kiểm tra sự hợp lý của các giải pháp thiết kế, cấu tạo và đánh giá mức độ an toàn của công trình khi thi công và đưa vào sử dụng.
IV. Bước 4: Kiểm tra hồ sơ dự toán:
+ Kiểm tra việc áp dụng định mức, đơn giá, chế độ, chính sách và các khoản mục chi phí theo quy định tính trong dự toán. Sự phù hợp khối lượng xây dựng tính từ thiết kế với khối lượng tính trong dự toán.
V. Bước 5: Lập báo cáo thẩm tra:
+ Sau khi kiểm tra các nội dung nêu trên bên Đơn vị tư vấn thẩm tra sẽ tiến hành lập báo cáo thẩm tra gửi cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
**Hồ sơ thẩm tra thiết kế bao gồm những gì:
– Chủ trương đầu tư xây dựng công trình.
– Hợp đồng tư vấn khảo sát thiết kế.
– Đề cương nhiệm vụ khảo sát thiết kế (nếu có).
– Báo cáo khảo sát (nếu có). Biên bản nghiệm thu khối lượng khảo sát thiết kế.
– Hồ sơ bản vẽ thiết kế thi công công trình. Hồ sơ tổng dự toán công trình.
– Giấy tờ về quyền sử dụng đất.
– Tờ trình đề nghị thẩm định (theo mẫu).
– Các văn bản khác có liên quan.
** Kết luận:
Với Kinh nghiệm và Uy tín sau nhiều năm tham gia gia lĩnh vực tư vấn giám mà công ty thực hiện hình thành. Chúng tôi cam kết mang đến sản phẩm tư vấn thẩm tra tốt nhất cho chủ đầu tư, đảm bảo được chất lượng, an toàn và tiết kiệm chi phí nhất có thể cho Chủ đầu tư.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.