DỊCH VỤ TƯ VẤN QUẢN LÝ DỰ ÁN
Quản lý dự án là lập kế hoạch, tổ chức và quản lý, giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời gian, trong phạm vi ngân sách đã được duyệt, đảm bảo chất lượng, đạt được mục tiêu cụ thể của dự án và các mục đích đề ra. Mục tiêu cơ bản của việc quản lý dự án thể hiện ở chỗ các công việc phải được hoàn thành theo yêu cầu và bảo đảm chất lượng, trong phạm vi chi phí được duyệt, đúng thời gian và giữ cho phạm vi dự án không thay đổi.
- Cơ sở pháp lý:
TT |
Tên |
Ngày có hiệu lực |
Ghi chú |
1 | – Luật Xây dựng năm 2014. | 01/01/2015 | |
2 | – Nghị định 68/2019/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng. | 01/10/2019 | |
3 | – Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng. | 15/6/2015 | |
4 | – Thông tư 09/2016/TT-BXD hướng dẫn hợp đồng thi công xây dựng công trình. | 01/5/2016 |
Hướng dẫn Nghị định 37/2015/NĐ-CP |
5 | – Thông tư 07/2016/TT-BXD hướng dẫn điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng. | 01/5/2016 | |
6 | – Thông tư 08/2016/TT-BXD hướng dẫn một số nội dung về hợp đồng tư vấn xây dựng. | 01/5/2016 | |
7 | – Thông tư 30/2016/TT-BXD hướng dẫn hợp đồng thiết kế – cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình. | 20/02/2017 | |
8 | – Nghị định 44/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng. | 30/6/2015 | |
9 | – Thông tư 10/2016/TT-BXD quy định về cắm mốc giới và quản lý mốc giới theo quy hoạch xây dựng. | 30/4/2016 |
Hướng dẫn Nghị định 44/2015/NĐ-CP |
10 | – Thông tư 12/2016/TT-BXD quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù. | 15/8/2016 | |
11 | – Thông tư 171/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp lệ phí cấp phép quy hoạch. | 01/01/2017 | |
12 | – Thông tư 02/2017/TT-BXD hướng dẫn về quy hoạch xây dựng nông thôn. | 15/4/2017 | |
13 | – Thông tư 05/2017/TT-BXD hướng dẫn xác định, quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị. | 01/6/2017 | |
14 | – Nghị định 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng. | 01/7/2015 | |
15 | – Thông tư 05/2015/TT-BXD quy định về quản lý chất lượng xây dựng và bảo trì nhà ở riêng lẻ. | 01/01/2016 |
Hướng dẫn Nghị định 46/2015/NĐ-CP |
16 | – Thông tư 04/2016/TT-BXD quy định giải thưởng về chất lượng công trình xây dựng. | 15/5/2016 | |
17 | – Thông tư 03/2016/TT-BXD quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng. | 15/5/2016 | |
18 | – Thông tư 26/2016/TT-BXD quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng. | 15/12/2016 | |
19 | – Thông tư 01/2017/TT-BXD hướng dẫn xác định và quản lý chi phí khảo sát xây dựng. | 01/4/2017 | |
20 | – Thông tư 03/2017/TT-BXD hướng dẫn xác định chi phí bảo trì công trình xây dựng. | 01/5/2017 | |
21 | – Thông tư 04/2019/TT-BXD sửa đổi, bổ sung một số nội dung Thông tư 26/2016/TT-BXD. | 01/10/2019 | |
22 | – Thông tư 07/2019/TT-BXD sửa đổi, bổ sung, thay thế một số quy định tại Thông tư 03/2016/TT-BXD. | 01/01/2020 (chưa có hiệu lực) | |
23 | – Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng. | 05/8/2015 | |
24 | – Thông tư 13/2016/TT-BXD quy định chi tiết về thi tuyển, tuyển chọn phương án thiết kế kiến trúc công trình xây dựng. | 15/8/2016 | Hướng dẫn Nghị định 59/2015/NĐ-CP. |
25 | – Thông tư 16/2016/TT-BXD hướng dẫn thực hiện một số điều Nghị định 59/2015/NĐ-CP về hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng. | 15/8/2016 | |
26 | – Thông tư 14/2016/TT-BXD hướng dẫn về cấp giấy phép hoạt động xây dựng và quản lý nhà thầu nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam. | 15/8/2016 | |
27 | – Thông tư 15/2016/TT-BXD hướng dẫn về cấp giấy phép xây dựng. | 15/8/2016 | |
28 | – Thông tư 18/2016/TT-BXD quy định chi tiết và hướng dẫn một số nội dung về thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế, dự toán xây dựng công trình. | 15/8/2016 | |
29 | – Thông tư 24/2016/TT-BXD sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư liên quan đến dự án đầu tư xây dựng. | 01/9/2016 | |
30 | – Thông tư 172/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp lệ phí cấp giấy phép xây dựng. | 01/01/2017 | |
31 | – Thông tư 210/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định thiết kế kỹ thuật, phí thẩm định dự toán xây dựng. | 01/01/2017 | |
32 | – Thông tư 04/2017/TT-BXD quy định về quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình. | 15/5/2017 | |
33 | – Thông tư 08/2018/TT-BXD hướng dẫn một số nội dung về chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng, chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng và quản lý nhà thầu nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam. | 20/11/2018 | |
34 | – Thông tư 03/2019/TT-BXD sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 04/2017/TT-BXD. | 15/9/2019 | |
35 | – Nghị định 119/2015/NĐ-CP quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng. | 10/02/2016 | |
36 | – Thông tư 329/2016/TT-BTC hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 119/2015/NĐ-CP. | 01/3/2017 | |
37 | – Nghị định 42/2017/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 59/2015/NĐ-CP. | 01/6/2017 | |
38 | – Nghị định 53/2017/NĐ-CP các loại giấy tờ hợp pháp về đất đai để cấp phép xây dựng. | 25/6/2017 | |
39 | – Nghị định 72/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 37/2010/NĐ-CP và Nghị định 44/2015/NĐ-CP. | 30/8/2019 | |
40 | – Nghị định 37/2010/NĐ-CP về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị. | 25/5/2010 | |
41 | – Thông tư 06/2013/TT-BXD hướng dẫn về nội dung thiết kế đô thị. | 27/6/2013 | Hướng dẫn Nghị định 37/2010/NĐ-CP. |
42 | – Thông tư 16/2013/TT-BXD sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 06/2013/TT-BXD hướng dẫn về nội dung thiết kế đô thị. | 03/12/2013 | |
Văn bản xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng | |||
1 |
– Nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở. |
15/01/2018 |
|
2 | – Thông tư 03/2018/TT-BXD quy định chi tiết một số điều Nghị định 139/2017/NĐ-CP. | 12/6/2018 |
- Quản lý dự án xây dựng được thực hiện theo quy trình như sau:
– Sau khi hoàn thiện ký hợp đồng giữa Chủ đầu tư và Đơn vị tư vấn QLDA
** Các định Nghĩa
– CĐT: Chủ đầu tư;
– QLDA: Quản lý dự án;
– BQLDA: Ban Quản lý dự án;
– GĐDA: Giám đốc dự án;
– NCTQ: Người có thẩm quyền;
– NTTV: Nhà thầu tư vấn;
– NTXD: Nhà thầu xây dựng;
– KSDA: Kỷ sư dự án;
– KSGS: kỷ sư giám sát;
– BCKT: Báo cáo kỹ thuật;
– BCKT-KT: Báo cáo kinh tế – kỹ thuật
Bước 1: Thành lập BQLDA và thông báo Chủ đầu tư
1.1. Người thực hiện: Người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền của đơn vị Tư vấn QLDA
1.2. Thời gian thực hiện: 2 ngày kể từ ngày Hợp đồng được ký kết.
1.3. Nội dung thực hiện:
– Trên cơ sở nội dung Hợp đồng, thành lập BQLDA gồm: GĐDA và các thành viên. Đối với dự án quy mô lớn liên quan đến nhiều chuyên ngành khác nhau phải lập thành các bộ phận tác nghiệp cụ thể trong cơ cấu BQLDA (Bộ phận kế hoạch, bộ phận kinh tế – Hợp đồng, bộ phận kỹ thuật, bộ phận hành chính…)
– Sau khi thành lập BQLDA, tiến hành thông báo với Chủ đầu tư bằng văn bản.
Bước 2: Lập kế hoạch thực hiện
2.1. Người thực hiện: Giám đốc dự án
2.2. Thời gian thực hiện: 5 ngày kể từ ngày có Quyết định thành lập BQLDA.
2.3. Nội dung thực hiện
Nghiên cứu Hợp đồng Tư vấn quản lý dự án để xác định rõ nội dung công việc phải thực hiện, thời hạn hoàn thành và phân công cụ thể quyền hạn, trách nhiệm đến từng bộ phận, thành viên trong BQLDA.
a) Lập kế hoạch triển khai công việc
– Kế hoạch triển khai công việc được lập đủ cho các giai đoạn của dự án theo trình tự cụ thể như sau:
+ Giai đoạn chuẩn bị dự án gồm các công việc: Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có); lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng để xem xét, quyết định đầu tư xây dựng và thực hiện các công việc cần thiết khác liên quan đến chuẩn bị dự án;
+ Giai đoạn thực hiện dự án gồm các công việc: Thực hiện việc giao đất hoặc thuê đất (nếu có); chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có); khảo sát xây dựng; lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng; cấp giấy phép xây dựng (đối với công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng); tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng; thi công xây dựng công trình; giám sát thi công xây dựng; tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành; nghiệm thu công trình xây dựng hoàn thành; bàn giao công trình hoàn thành đưa vào sử dụng; vận hành, chạy thử và thực hiện các công việc cần thiết khác;
+ Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng gồm các công việc: Quyết toán hợp đồng xây dựng, bảo hành công trình xây dựng.
b) Nội dung kế hoạch thực hiện
– Bản kế hoạch quản lý dự án được thiết lập dựa trên những khống chế
tổng thể về chi phí, nhân lực, thời gian trên cơ sở những mục tiêu đã xác định cho dự án. Bản kế hoạch thực hiện có những nội dung như sau:
+ Kế hoạch lựa chọn các nhà thầu (cung cấp thiết bị, khảo sát xây dựng, thi tuyển thiết kế kiến trúc công trình, các NTTV xây dựng công trình, NTXD…): lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ mời dự thầu, phân tích đánh giá hồ sơ
thầu hoặc các thủ tục trong chỉ định thầu…
+ Kế hoạch kiểm tra hồ sơ thiết kế, dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình để CĐT phê duyệt.
+ Kế hoạch giám sát thi công.
+ Kế hoạch quản lý Hợp đồng.
+ Kế hoạch quản lý thi công: chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí xây dựng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường của dự án.
+ Kế hoạch nghiệm thu và bàn giao công trình đưa vào sử dụng.
+ Kế hoạch lập hồ sơ quyết toán, hoàn công.
+ Kế hoạch báo cáo, bàn giao tất cả hồ sơ liên quan đến dự án cho Chủ đầu tư.
Bước 3: Lập kế hoạch lựa chọn Nhà thầu
3.1. Người thực hiện: GĐDA
3.2. Thời gian thực hiện: 5 ngày kể từ ngày có Quyết định thành lập BQLDA.
3.3. Nội dung thực hiện
– Nguyên tắc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu được thực hiện theo quy định tại Điều 33 Luật đấu thầu số 43/2013/QH13.
– Căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu được thực hiện theo quy định tại Điều 34 Luật đấu thầu số 43/2013/QH13.
– Lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với từng gói thầu bao gồm các nội dung quy định tại Điều 35 Luật đấu thầu số 43/2013/QH13. Các nội dung của kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với từng gói thầu gồm:
+ Tên gói thầu
+ Giá gói thầu
+ Nguồn vốn
+ Hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu
+ Thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu
+ Loại hợp đồng
+ Thời gian thực hiện hợp đồng
3.4. Thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu
Thực hiện: bộ phận được NCTQ giao
Đối với gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án thì do bộ phận được CĐT giao thẩm định
3.Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu
Thực hiện: NCTQ
Đối với gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án thì do người đứng đầu CĐT phê duyệt
Bước 4:
4.1. Quản lý lựa chọn các NTTV giai đoạn chuẩn bị đầu tư
a) Người thực hiện: GĐDA và các KSDA
b) Nội dung thực hiện:
– Trong trường hợp BQLDA trực tiếp thực hiện công việc Tư vấn lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và đánh giá Hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, căn cứ kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt thực hiện lựa chọn nhà thầu cung cấp thiết bị, khảo sát xây dựng, thiết kế, tư vấn lập Tổng dự toán…theo đúng Luật xây dựng và Luật đấu thầu hiện hành.
– Nội dung thực hiện: Tham chiếu Quy trình lựa chọn nhà thầu của Đơn vị Quản lý dự án.
– Nếu BQLDA không trực tiếp thực hiện tư vấn chấm thầu thì bỏ qua bước này
– GĐDA có trách nhiệm xem xét, rà soát lại toàn bộ nội dung kết quả và trình CĐT phê duyệt.
– Trên cơ sở Luật xây dựng, Luật đấu thầu hiện hành và nội dung dự án tiến hành:
+ Xem xét danh sách Tổ tư vấn chấm thầu, trình CĐT phê duyệt
+ Trực tiếp đăng tải các thông tin đấu thầu theo quy định hiện hành
+ Kiểm tra, rà soát Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, tiêu chuẩn đánh giá và danh sách các nhà thầu tham gia
+ Soạn thảo trình thẩm định, phê duyệt Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu
+ Kiểm tra, xem xét Kết quả đánh giá Hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất
+ Tổng hợp hồ sơ, soạn thảo tờ trình thẩm định, phê duyệt Kết quả đánh
giá Hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất
+ Trực tiếp soạn thảo và giúp CĐT thương thảo hợp đồng
4.2. Thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và kết quả đánh giá Hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất
Thực hiện: bộ phận được CĐT giao
4.3. Phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và kết quả đánh giá Hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất
Thực hiện: NCTQ
Bước 5: Tổ chức lập BCKT hoặc BCKT-KT
Gồm 2 công tác thực hiện độc lập – song song nhằm rút ngắn tiến độ thực hiện dự án gồm: Tổ chức lập và kiểm tra hồ sơ BCKT/ BCKT-KT; Tiến hành các thủ tục đất đai
5.1. Tổ chức lập và kiểm tra hồ sơ BCKT/ BCKT-KT
a) Thực hiện
– Các KSGS: Kiểm tra thiết kế, dự toán/ tổng mức đầu tư ngay sau khi các NTTV giao kết quả của từng bước thiết kế
– Các KSDA: Tổ chức lập hồ sơ và trực tiếp liên hệ với các cơ quan chức năng thỏa thuận hoặc cấp chức chỉ quy hoạch; thỏa thuận đấu nối hạ tầng kỹ thuật của dự án, phòng cháy và chữa cháy, tác động của dự án đến môi trường …
b) Nội dung thực hiện
– Đối với các gói thầu Tư vấn khảo sát, kiểm định (thiết bị, vật liệu…) thiết kế và các gói thầu khác mà cần lập phương án kỹ thuật, dự toán (rà phá bom
mìn, vận chuyển thiết bị, khai thác mỏ..) trình phê duyệt trước khi thực hiện, phải thực hiện các các nội dung sau:
+ Xem xét, kiểm tra, giúp CĐT lựa chọn phương án tối ưu
+ Kiểm tra thiết kế (đảm bảo về công nghệ, phù hợp với công năng sử dụng, phương án kiến trúc, tuổi thọ công trình, phương án kết cấu, các gải pháp kỹ thuật, các phương án phòng cháy nổ, sử dụng năng lượng hiệu quả, các giải pháp bảo vệ môi trường…) kể cả sự thay đổi thiết kế.
+ Kiểm tra dự toán/ tổng mức đầu tư
– Trên cơ sở thiết kế, dự toán cuối cùng KSDA lập báo cáo trình CĐT; chuẩn bị hồ sơ và soạn thảo tờ trình thẩm định dự án
– Trong quá trình thẩm định dự án, KSDA luôn bám sát cơ quan thẩm định, đáp ứng kịp thời các yêu cầu của cơ quan thẩm định về dự án
– Sau khi có kết quả thẩm định dự án, KSDA tổng hợp hồ sơ và giúp CĐT soạn thảo tờ trình NQĐĐT phê duyệt.
5.2. Tiến hành các thủ tục đất đai
a) Người thực hiện: Các GĐDA và các KSDA
b) Nội dung thực hiện:
– Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, chuẩn bị mặt bằng xây dựng:
+ Tổ chức thực hiện, hoặc đôn đốc công tác đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư, chuẩn bị mặt bằng xây dựng theo phương án đã phê duyệt trong quyết định đầu tư.
+ Lập báo cáo định kỳ cho CĐT, tình hình giải phóng mặt bằng, tập hợp các khiếu nại, vướng mắc trong đền bù, giải phóng mặt bằng, đề xuất phương án giải quyết.
+ Phối hợp cùng các bên liên quan giải quyết các vướng mắc trong đền bù, giải phóng mặt bằng…
– Tiến hành các thủ tục xin cấp giấy tờ sau (nếu có)
+ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ (hoặc UBND tỉnh) về việc cho thuê đất.
+ Hợp đồng thuê đất (hoặc thuê lại đất) ký giữa CĐT và cơ quan Nhà nước quản lý đất- Sở tài nguyên môi trường (hoặc Ban QL KCN). Sau khi thực hiện hợp đồng thuê đất (hoặc thuê lại đất) Sở TNMT sẽ trình UBND tỉnh ký cấp (CNQSDĐ (hoặc Sở xác nhận vào HĐ thuê lại đất và chứng nhận biến động vào giấy CNQSDĐ đã cấp).
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do UBNN tỉnh, thành phố cấp.
+ Quy trình tiến hành các thủ tục về đất đai tuân theo sự hướng dẫn của cơ quan Quản lý nhà nước
+ Trong trường hợp CĐT đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp lệ thì không cần thực hiện bước này.
Bước 6:
6.1. Tổ chức xác định giá gói thầu và cập nhật kế hoạch lựa chọn nhà thầu
Việc xác định dự toán các gói thầu xây dựng được thực hiện trước khi tổ chức lựa chọn NTXD theo quy định tại Mục 2, Chương III, Nghị định 32/2015/NĐ-CP. KSDA cập nhật dự toán gói thầu xây dựng đã được thẩm định, phê duyệt để thay thế giá gói thầu xây dựng ghi trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã phê duyệt, làm cơ sở để lập Hồ sơ mời thầu hoặc Hồ sơ yêu cầu và đánh giá lựa chọn NTXD.
6.2. Quản lý lựa chọn các NTTV giai đoạn thực hiện đầu tư
Thực hiện như hướng dẫn tại mục 4 quy trình này
Bước 7:
7.1. Tổ chức khảo sát, thiết kế xây dựng công trình
a) Thực hiện
Ngay sau khi các NTTV giao kết quả của từng bước thiết kế
– Các KSGS: Kiểm tra phương án kỹ thuật và báo cáo kết quả khảo sát; kiểm tra thiết kế
– Các KSDA: Kiểm tra dự toán
b) Nội dung thực hiện
– Đối với các gói thầu Tư vấn khảo sát, kiểm định (thiết bị, vật liệu…) thiết kế và các gói thầu khác mà cần lập phương án kỹ thuật, dự toán (rà phá bom mìn, vận chuyển thiết bị, khai thác mỏ..) trình phê duyệt trước khi thực hiện, phải thực hiện các các nội dung sau:
+ Xem xét, kiểm tra, giúp CĐT lựa chọn phương án tối ưu
+ Kiểm tra thiết kế (đảm bảo về công nghệ, phù hợp với công năng sử dụng, phương án kiến trúc, tuổi thọ công trình, phương án kết cấu, các gải pháp kỹ thuật, các phương án phòng cháy nổ, sử dụng năng lượng hiệu quả, các giải pháp bảo vệ môi trường…) kể cả sự thay đổi thiết kế.
+ Kiểm tra dự toán
+ Chuẩn bị hồ sơ, văn bản trình thẩm duyệt PCCC
– Trên cơ sở thiết kế, dự toán cuối cùng, KSDA lập báo cáo trình CĐT; chuẩn bị hồ sơ và soạn thảo tờ trình thẩm định thiết kế
– Trong quá trình thẩm định thiết kế, KSDA luôn bám sát cơ quan thẩm định, đáp ứng kịp thời các yêu cầu của cơ quan thẩm định về dự án
– Tổ chức lựa chọn nhà thầu thẩm tra thiết kế, dự toán khi cơ quan thẩm định yêu cầu.
– Sau khi có kết quả thẩm định thiết kế, KSDA tổng hợp hồ sơ và giúp CĐT soạn thảo tờ trình NQĐĐT phê duyệt.
Bước 8:
Gồm 2 công tác thực hiện độc lập – song song nhằm rút ngắn tiến độ thực hiện dự án gồm:
8.1. Xin cấp phép xây dựng (trừ trường hợp được miễn)
KSGS Chuẩn bị hồ sơ cấp phép xây dựng theo quy định tại Điều 95, 96 và 97, Luật xây dựng số 50/2014/QH13
KSDA soạn thảo đề nghị cấp phép xây dựng trình CĐT ký và trực tiếp liên hệ với cơ quan chức năng xin cấp phép xây dựng.
8.2. Quản lý lựa chọn NTXD và NTCC
Thực hiện như hướng dẫn tại mục 4 quy trình này
Bước 9: Khởi công xây dựng công trình
GĐDA, các KSDA và các KSGS tiến hành bắt đầu ngay sau khi đã có giấy phép xây dựng và lựa chọn được NTXD.
Nội dung thực hiện:
– Kiểm tra mặt bằng xây dựng để bàn giao toàn bộ hoặc từng phần theo tiến độ xây dựng;
– Xem xét tập hợp đầy đủ tính pháp lý và các điều kiện để tổ chức khởi công.
– Dự thảo chương trình lễ khởi công trình CĐT
– Soạn thảo và gửi thông báo khởi công đến các cơ quan có liên quan
– Khởi công xây dựng công trình
Bước 10: Thi công xây dựng công trình
Gồm 3 công tác chính được thực hiện song song, liên quan chặt chẽ với nhau nhằm rút ngắm tiến độ và quản lý hiệu quả dự án: Quản lý hợp đồng; Quản lý thi công; Quản lý Giám sát thi công.
10.1. Quản lý hợp đồng
a) Người thực hiện: GĐDA và các KSDA.
b) Thời gian thực hiện: Bắt đầu tiến hành ngay khi CĐT ký hợp đồng với các Nhà thầu, kết thúc khi hợp đồng được thanh lý.
c) Nội dung thực hiện:
– Trên cơ sở hợp đồng giữa CĐT và các nhà thầu để đôn đốc, kiểm tra, giám sát tiến hành thực hiện hợp đồng của các nhà thầu về các nội dung đã ký kết (nội dung công việc, chất lượng, tiến độ công việc…)
– Lập báo cáo định kỳ với CĐT về tình hình thực hiện hợp đồng của các Nhà thầu
– Theo dõi thống kê, tổng hợp các vi phạm hợp đồng của Nhà thầu kèm theo những tồn hại và đề xuất biện pháp xử lý trình CĐT quyết định.
– Kiểm tra, thống kê các khiếu nại của Nhà thầu về hợp đồng, tìm rõ nguyên nhân, đề xuất biện pháp giải quyết và trình CĐT quyết định.
– Tham gia cùng CĐT trong vấn đề giải quyết khiếu nại của Nhà thầu.
– Thực hiện tạm ứng, nghiệm thu, thanh toán, quyết toán các hợp đồng đã ký kết; sau khi tập hợp đầy đủ hồ sơ theo quy định hiện hành, trình và yêu cầu CĐT thanh toán cho Nhà thầu bằng văn bản.
10.2. Tổ chức, quản lý giám sát thi công và giám sát thi công (rà phá bom mìn; khảo sát xây dựng; thi công xây dựng; lắp đặt thiết bị)
a) Người thực hiện: Các KSGS
b) Thời gian thực hiện: Bắt đầu tiến hành ngay khi Khởi công và Nhà thầu bắt đầu thi công xây dựng. Kết thúc thực hiện sau khi bàn giao công trình đưa vào sử dụng.
c) Nội dung thực hiện:
– Căn cứ vào hợp đồng giữa CĐT và NTXD và NTCC, phương án hoặc thiết kế mà CĐT đã phê duyệt thực hiện công tác giám sát chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn vệ sinh môi trường…
– Nội dung thực hiện: Tham chiếu “Quy trình giám sát thi công xây dựng
công trình xây dựng” của Đơn vị tư vấn Quản lý dự án.
– Trong trường hợp Giám sát do NTTV độc lập đảm trách thì…chỉ cần theo dõi , kiểm soát công tác giám sát của NTTV. Chủ trì trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh vướng mắc hàng ngày giữa giám sát – thi công – thiết kế.
– Thường xuyên cập nhật, theo dõi , tổng hợp số liệu liên quan đến công tác giám sát (chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn vệ sinh môi trường) báo cáo GĐDA
10.3. Quản lý thi công (rà phá bom mìn; khảo sát xây dựng; thi công xây dựng; lắp đặt thiết bị)
a) Người thực hiện: GĐDA, các KSGS
b) Thời gian thực hiện: Bắt đầu tiến hành ngay khi khởi công và Nhà thầu bắt đầu thi công xây dựng. Kết thúc thực hiện sau khi bàn giao công trình đưa vào sử dụng.
c) Nội dung thực hiện:
Bao gồm các công tác, chuẩn bị, quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, quản lý chi phí xây dựng, quản lý an toàn lao động & vệ sinh môi trường.
– Nội dung thực hiện cụ thể tham chiếu Quy trình thực hiện tư vấn giám sát
Bước 11: Tổng hợp số liệu thực hiện dự án báo cáo Chủ đầu tư
a) Người thực hiện: Các KSDA
b) Thời gian thực hiện: Tiến hành định kỳ khi dự án bắt đầu triển khai cho đến khi kết thúc (thời gian định kỳ phụ thuộc vào quy mô và tính chất dự án – Do GĐDA quy định)
c) Nội dung thực hiện:
– Đối với dự án lớn trên 1 năm cần giúp CĐT lập kế hoạch vốn, và báo cáo thực hiện vốn đầu tư hàng năm theo quy định của Nhà nước.
– Lập báo cáo và các đề xuất về hợp đồng, chi phí, thanh toán, chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn vệ sinh môi trường…của dự án trình GĐDA xem xét, ký xác nhận báo cáo với CĐT
Bước 12: Nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng
a) Người thực hiện: Các KSDA, KSGS và GĐDA
b) Thời gian thực hiện:
– Bắt đầu thực hiện ngay khi công trình hoàn thành và đảm bảo các điều kiện:
– Các công việc xây dựng đã thực hiện được nghiệm thu theo quy định.
Kết quả thí nghiệm, kiểm tra, chạy thử đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật theo quy định của thiết kế xây dựng;
– Không còn tồn tại lớn về chất lượng thi công xây dựng làm ảnh hưởng đến an toàn khai thác, sử dụng công trình;
– Được cơ quan cảnh sát phòng cháy và chữa cháy ra văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy; được cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường của dự án theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật có liên quan, nếu có.
c) Nội dung thực hiện:
– Thu thập, kiểm tra toàn bộ hồ sơ pháp lý và các điều kiện để nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng theo quy định hiện hành
– Cùng CĐT chủ trì nghiệm thu, bàn giao công trình đưa vào sử dụng
– Đối với các dự án lớn có nhiều hạng mục khác nhau có thể tiến hành nghiệm thu, bàn giao từng hạng mục đưa vào sử dụng trước khi bàn giao toàn bộ công trình.
– Nội dung thực hiện cụ thể tham chiếu Quy trình thực hiện tư vấn giám sát
Bước 13: Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng
Thực hiện: do Cơ quan chuyên môn về xây dựng tổ chức kiểm tra theo phân cấp
Bước 14: Báo cáo quyết toán khi dự án hoàn thành
a) Người thực hiện: Các KSDA, KSGS và GĐDA
b) Thời gian thực hiện: Thực hiện ngay sau khi nghiệm thu, bàn giao công trình đưa vào sử dụng. Thời gian thực hiện do GĐDA quy định trên cơ sở quy mô, tính chất dự án và hợp đồng đã ký giữa CĐT và Đơn vị tư vấn Quản lý dự án nhưng không quá 30 ngày kể từ ngày bàn giao công trình đưa vào sử dụng.
c) Nội dung thực hiện:
– Lập và trình thẩm tra, phê duyệt Hồ sơ quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành theo quy định hiện hành ngay sau khi công trình hoàn thành đưavào khai thác sử dụng.
– Tham gia cùng CĐT giải trình Quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành (nếu có).
– Trong trường hợp báo cáo quyết toán do một Công ty kiểm toán độc lập đảm trách thì BQLDA không phải thực hiện các bước trên mà chỉ cần kiểm tra, kiểm soát kết quả báo cáo Quyết toán và thống nhất nội dung hoặc phản hồi ý kiến bằng văn bản đối với từng nội dung trong Báo cáo quyết toán của đơn vị Kiểm toán.
– Riêng công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước và vốn nhà nước ngoài ngân sách, CĐT chỉ được quyết toán hợp đồng thi công xây dựng sau khi có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu của cơ quan có thẩm quyền.
Bước 15: Bàn giao hồ sơ và báo cáo Chủ đầu tư
a) Người thực hiện: Các KSDA, KSGS và GĐDA
b) Thời gian thực hiện: Bắt đầu thực hiện ngay sau khi Báo cáo quyết toán được phê duyệt. Thời gian thực hiện do GĐDA quy định trên cơ sở quy mô, tính chất dự án và hợp đồng đã ký giữa CĐT và Đơn vị tư vấn Quản lý dự án nhưng không quá 10 ngày.
c) Nội dung thực hiện:
– Tiến hành bàn giao toàn bộ Hồ sơ liên quan đến quá trình bắt đầu thực hiện dự án đến khi kết thúc dự án và giúp Chủ đầu tư lưu trữ hồ sơ.
– Sau khi toàn bộ công việc quản lý dự án kết thúc, Đơn vị tư vấn Quản lý dự án sẽ nộp cho Chủ đầu tư Báo cáo cuối cùng thể hiện tất cả những công việc mà Đơn vị tư vấn Quản lý dự án đã thực hiện theo đúng như hợp đồng đã ký kết. Người có thẩm quyền sẽ xem xét, ký, đóng dấu trước khi gửi cho Chủ đầu tư.
Bước 16: Tổng kết, thanh lý hợp đồng, rút kinh nghiệm, lưu hồ sơ
a) Người thực hiện: GĐDA, các KSDA, KSGS
b) Thời gian thực hiện: Trong vòng 07 ngày ngay sau khi Báo cáo cuối cùng đã được Chủ đầu tư chấp nhận.
c) Nội dung thực hiện:
– Nộp báo cáo, lấy “Giấy biên nhận” làm cơ sở thanh lý hợp đồng
– Họp nội bộ, tổng kết, rút kinh nghiệm để hoàn thiện hơn trong những dự án sau
– Toàn bộ hồ sơ được lưu theo trình tự các bước thực hiện. Các hồ sơ này được quản lý lưu trữ theo quy định của Đơn vị tư vấn Quản lý dự án về Quy trình Lưu trữ Hồ sơ.
** Kết luận:
Với Kinh nghiệm và Uy tín sau nhiều năm tham gia gia lĩnh vực tư vấn giám mà công ty thực hiện hình thành. Chúng tôi cam kết mang đến sản phẩm tư vấn Quản lý dự án tốt nhất cho chủ đầu tư, đảm bảo được tiến độ thực hiện, tư vấn đầy đủ pháp lý, quy trình và chất lượng dự án cho Chủ đầu tư.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.