ĐƠN VỊ THI CÔNG LÁNG NHỰA
Biện pháp thi công láng nhựa mặt đường điển hình 3 lớp
+ Vệ sinh mặt đường trước khi thi công láng nhựa 3 lớp
+ Tưới lớp nhựa thấm bám
+ Vệ sinh mặt đường lần nữa
+ Định vị phạm vi thi công ( bề rộng, chiều dài tuyến)
+ Phun tưới nhựa nóng lần 1
+ Rải đá lần 1
+ Lu lèn lần 1
+ Phun tưới nhựa nóng lần 2
+ Rải đá lần 2
+ Lu lèn lần 2
+ Phun tưới nhựa nóng lần 3
+ Rải đá lần 3
+ Lu lèn lần 3
+ Bảo dưỡng mặt đường láng nhựa
Trình tự thi công cụ thể cho từng bước
Bước 1: Vệ sinh mặt đường trước khi thi công láng nhựa 3 lớp
+ Tùy theo mặt đường cần láng nhựa dưới hình thức nhựa nóng là loại mặt đường đá dăm mới hay cũ, mặt đường cấp phối đá dăm, mặt đường đá dăm hoặc cấp phối đá gia cố xi măng, mặt đường đất gia cố xi măng hay vôi, mặt đường nhựa mới hay cũ các loại (bê tông nhựa, thấm nhập nhựa, láng nhựa…) mà việc chuẩn bị bề mặt trước khi láng nhựa dưới hình thức nhựa nóng có khác nhau.
+ Chuẩn bị bề mặt lớp cấp phối đá dăm.
+ Trước khi láng nhựa, mặt lớp cấp phối đá dăm phải được làm sạch, khô ráo, bằng phẳng, có độ dốc ngang theo đúng yêu cầu thiết kế.
+ Nếu là mặt đường cấp phối đá dăm mới thì phải được nghiệm thu theo các quy định của quy trình thi công và nghiệm thu cấp phối đá dăm.
+ Nếu là mặt đường cấp phối đá dăm cũ thì các công việc sửa chữa chỗ lồi lõm, vá ổ gà, bù vênh… phải được hoàn thành trước đó ít nhất là 2 – 3 ngày.
+ Quét chải, thổi (bằng hơi ép) sạch mặt đường cấp phối đá dăm. Khi dùng xe chải quét đường cần thận trọng không để làm bong bật các cốt liệu nằm ở phần trên của mặt đường.
+ Nếu mặt đường có nhiều bụi bẩn, bùn thì phải dùng nước để tẩy rửa và chờ mặt đường khô ráo mới được tưới nhựa thấm bám.
+ Phạm vi làm sạch mặt đường phải rộng hơn phạm vi sẽ tưới nhựa là 0,20 m dọc theo hai mép.
+ Trên mặt cấp phối đá dăm đã làm sạch và khô ráo, tưới một lượng nhựa thấm bám với tiêu chuẩn 1,0 – 1,3 kg/m2.
+ Nhựa để tưới thấm bám trên mặt lớp mặt đường là loại nhựa lỏng có tốc độ đông đặc trung bình MC70 hoặc MC30, nếu dùng nhựa đặc 60/70 pha với dầu hỏa theo tỉ lệ dầu hỏa chiếm 35% đến 40% và tưới thấm ở nhiệt độ 60oC.
+ Có thể dùng nhựa nhũ tương axit phân tách vừa hoặc chậm theo tiêu chuẩn ngành 22 TCVN 252-98.
+ Lượng nhựa thấm bám này vừa đủ để thấm sâu vào lớp cấp phối đá dăm độ 5-10 mm và bọc các hạt bụi còn lại trên bề mặt lớp cấp phối để tạo dính bám tốt với lớp láng nhựa;
+ Lượng nhựa thấm bám được tưới trước khi làm lớp láng mặt khoảng 2-3 ngày nhưng không nên quá 5 ngày (để tránh bụi bẩn và nước mưa); trong trường hợp phải thông xe hoặc do điều kiện thời tiết xấu thì ít nhất phải được 4-5 giờ.
+ Đối với mặt đường cấp phối đá dăm gia cố xi măng, mặt đường đất gia cố xi măng hay các chất liên kết vô cơ khác, công việc chuẩn bị lớp mặt trước khi lăng nhựa dưới hình thức nhựa nóng được tiến hành giống công tác “Chuẩn bị bề mặt lớp cấp phối đá dăm” đối với mặt đường cấp phối đá dăm, trong đó dùng lượng nhựa thấm bám 0,8-1,0 kg/m2.
+ Đối với mặt đường đá dăm làm mới khi lu lèn đến giai đoạn 3 sẽ không phải thực hiện các công việc: tưới nước, rải cát, tưới nhựa thấm bám.
+ Đối với mặt đường đá dăm cũ, cần vá ổ gà, sửa mui luyện phục hồi trắc ngang và độ bằng phẳng ít nhất là 2-3 ngày trước khi láng nhựa.
+ Quét sạch bụi bẩn, tưới nhựa thấm bám trong đó Nhựa để tưới thấm bám trên mặt lớp mặt đường là loại nhựa lỏng có tốc độ đông đặc trung bình MC70 hoặc MC30, nếu dùng nhựa đặc 60/70 pha với dầu hỏa theo tỉ lệ dầu hỏa chiếm 35% đến 40% và tưới thấm ở nhiệt độ 60oC.
+ Có thể dùng nhựa nhũ tương axit phân tách vừa hoặc chậm theo tiêu chuẩn ngành 22 TCVN 252-98; lượng nhựa 0,8 kg/m2, thời gian ít nhất là 4-5 giờ trước khi láng nhựa phạm vi quét chải, thổi sạch phải rộng hơn phạm vi sẽ tưới nhựa là 0,20 m dọc theo hai mép đường.
+ Lượng nhựa thấm bám này vừa đủ để thấm vào mặt đường đá dăm cũ khoảng 5 mm và bọc các hạt bụi bẩn còn lại trên mặt, nhưng không được để lại những vệt nhựa hay màng nhựa dày trên mặt đường cũ, sẽ làm trượt lớp láng nhựa sau này.
+ Đối với mặt đường đã có xử lý nhựa (bê tông nhựa, đá dăm thấm nhập nhựa, láng nhựa…) cũ thì cần vá ổ gà, trám các khe nứt, bù vênh phục hồi trắc ngang và độ bằng phẳng của mặt đường trước khi láng nhựa ít nhất là 2 ngày.
+ Làm sạch mặt đường bằng chổi quét, thổi hơi ép trước khi láng nhựa, không quá lâu để tránh bị bẩn lại; Không được thi công lớp láng nhựa ngay sau khi tưới nhựa thấm bám.
Bước 2: Định vị phạm vi thi công
+ Căng dây, vạch mức hoặc đặt cọc dấu làm cữ cho lái xe tưới nhựa thấy rõ phạm vi cần phun nhựa trong mỗi lượt
Bước 3: Phun tưới nhựa nóng lần 1
Phun tưới nhựa nóng theo định mức và theo các yêu cầu kỹ thuật quy định sau:
+ Nhựa đặc 60/70 đun nóng đến 160oC (nếu được phép dùng nhựa đặc 40/60 thì đun nóng đến 170oC) được phun tưới theo định mức tùy theo thứ tự tưới bằng xe phun nhựa.
+ Lớp nhựa phun ra mặt đường phải đều, kín mặt.
+ Người điều khiện phải xác định tương quan giữa tốc độ đi của xe, tốc độ của bơm nhựa, chiều cao của cần phun, chiều rộng phân bố của dàn tưới, góc đặt của các lỗ phun phù hợp với biểu đồ phun nhựa kèm theo của từng loại xe phun nhựa nhằm bảo đảm lượng nhựa phun ra trên 1m2 mặt đường phù hợp với định mức.
+ Sai lệch cho phép là 5% và thông thường tốc độ xe tưới nhựa là 5-7 km/h.
+ Để tránh nhựa không đều khi xe bắt đầu chạy và khi xe dừng lại cần rải một băng giấy dày hoặc một tấm tôn mỏng lên mặt đường tại những vị trí ấy trên một chiều dài độ 2m; sau khi xe phun nhựa xong thì di chuyển các tấm ấy đến các vị trí khác.
+ Trường hợp trên mặt đường còn rải rác những chỗ chưa có nhựa thì dùng cần phun cầm tay tưới bổ sung; ở những vị trí thừa nhựa thì phải thấm bỏ. Công việc này phải hoàn thành thật nhanh để rải đá kịp thời khi nhựa đang còn nóng.
+ Ở những đoạn dốc > 4% thì xe phun nhựa đi từ dưới lên dốc để nhựa khỏi chảy dồn xuống.
+ Lượng nhựa trong thùng chứa (si – téc) của xe tưới nhựa phải tính toán thế nào để khi phun xong một đoạn có chiều dài đã dự định vẫn còn lại trong thùng chứa ít nhất là 10 % dung tích thùng, nhằm để bọt khí không lọt vào phía trong hệ thống phân phối nhựa, làm sai lệch chế độ phun nhựa thích hợp đã tiến hành trước đó;
+ Phải ngừng ngay việc phun tưới nhựa nếu máy phun nhựa gặp phải sự cố kỹ thuật hoặc trời mưa.
+ Khi thi công láng nhựa nhiều lớp (2 hay 3 lớp) cần phải tưới nhựa so le các mối nối ngang và dọc các lớp trên và lớp dưới.
+ Khi tưới nhựa bằng thủ công phải tưới dải này chồng lên dải kia khoảng 2 – 5 cm. Người tưới phải khống chế bước chân để lượng nhựa tưới đều.
+ Chiều dài mỗi dải phải được tính toán sao cho lượng nhựa chứa trong bình đủ để tưới cho cả lượt đi và lượt về theo định mức đã quy định. Vòi tưới phải được rửa sạch bằng dầu hỏa và rảy khô đầu mỗi khi bị tắc.
Bước 4: Rải đá lần 1
Rải ngay đá có kích cỡ theo định mức và theo các yêu cầu kỹ thuật quy định sau:
+ Vật liệu đá các cỡ phải được chuẩn bị đầy đủ, sẵn sàng trước khi tưới nhựa và được lấy theo định mức đá cho mỗi lượt rải.
+ Rải đá bằng xe rải đá chuyên dụng hoặc bằng thiết bị rải đá móc sau thùng xe ô tô. Việc rải đá phải tiến hành ngay sau khi tưới nhựa nóng, chậm nhất là sau 3 phút
+ Xe rải đá phải bảo đảm để bánh xe luôn luôn đi trên lớp đá vừa được rải, không để nhựa dính vào lốp xe (nếu rải bằng thiết bị móc sau thùng xe ô tô thì xe phải đi lùi).
+ Tốc độ xe và khe hở của thiết bị được điều chỉnh thích hợp tùy theo lượng đá cần rải trên 1m2
+ Đá nhỏ phải được rải đều khắp trên phần mặt đường đã được phun tưới nhựa nóng. Trong một lượt rải các viên đá phải nằm sát nhau, che kín mặt nhựa nhưng không nằm chồng lên nhau
+ Việc bù phụ đá ở những chỗ thiếu, quét bỏ những chỗ thừa và những viên đá nằm chồng lên nhau phải tiến hành ngay trong lúc xe rải đá đang hoạt động và kết thúc trong các lượt lu lèn đầu tiên.
+ Nếu mặt đường chỉ được tưới nhựa một nửa hoặc một phần thì khi rải đá cần chừa lại một dải giáp nối khoảng 20 cm dọc theo diện tích đã được tưới nhựa vì khi thi công phần bên kia xe còn phun nhựa chồng lên dải giáp nối ấy.
+ Khi thi công bằng thủ công thì dùng ky ra đá thành từng lớp đều khắp và kín hết diện tích mặt đường hoặc dùng xe cải tiến đi lùi để rải đá.
+ Các đống đá phải được vận chuyển trước và bố trí ngay bên lề đường đã được quét sạch, cự ly và thể tích mỗi đống đá phải được tính toán để bảo đảm định lượng đá trên 1m2 theo quy định.
+ Rải đá đến đâu, dùng chổi quét đều đá cho kín mặt đến đấy.
Bước 5: Lu lèn đá lần 1
Lu lèn ngay bằng lu bánh hơi (hoặc bằng lu bánh sắt 6-8 T) theo các yêu cầu kỹ thuật sau:
+ Dùng lu bánh hơi có tải trọng mỗi bánh từ 1,5 – 2,5 tấn, bể rộng lu ít nhất là 1,5 m, lu lèn ngay sau mỗi lượt rải đá.
+ Tốc độ lu trong 2 lượt đầu là 3 km/h, trong các lượt sau tăng dần lên 10 km/h. Tổng số lượt lu là 6 lần qua một điểm.
+ Nếu không có lu bánh hơi có thể dùng lu bánh sắt 6-8 tấn; tốc độ các lượt lu đầu là 2 km/h, sau tăng dần lên 5 km/h; tổng số lượt lu là 6-8 lần qua một điểm.
+ Khi có hiện tượng vỡ đá thì phải dừng lu.
+ Tổng số lượt lu và sơ đồ lu lèn sẽ được chính xác hóa sau khi làm đoạn thử nghiệm.
+ Để chính xác hóa lượng đá và để kiểm tra sự hoạt động của thiết bị máy móc, sự phối hợp giữa các khâu tưới nhựa, rải đá, lu lèn, trước khi thi công đại trà cần tiến hành thi công thử một đoạn tối thiểu 100 m để điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế
+ Xe lu đi từ mép vào giữa và vệt lu phải chồng lên nhau ít nhất là 20 cm. Phải giữ bánh xe lu luôn khô và sạch.
+ Việc lu lèn các lớp đá còn được tiếp tục nhờ bánh xe ô tô khi thông xe nếu thực hiện tốt các quy định trong quá trình bảo dưỡng sau khi thi công sau này.
Bước 6: Phun tưới nhựa nóng lần 2
+ Phun tưới nhựa nóng lần thứ hai tương tự bước 3 “phun tưới nhựa nóng lần 1” trong đó phải tuân theo định mức về nhựa (thứ tự tưới, lượng nhựa).
Bước 7: Rải đá lần 2
+ Rải ngay đá lượt thứ hai tương tự bước 4 “ rải đá lần 1” trong đó vật liệu đá có kích cỡ và định mức theo quy định về đá nhỏ (thứ tự rải, kích cỡ đá, lượng đá).
Bước 8: Lu lèn đá lần 2
+ Lu lèn ngay bằng lu bánh hơi (hoặc bằng lu bánh sắt 6-8 T) theo các yêu cầu kỹ thuật giống bước 5 “lu lèn đá lần 1”.
Bước 9: Phun tưới nhựa nóng lần 3
+ Phun tưới nhựa nóng lần thứ ba tương tự bước 3 “phun tưới nhựa nóng lần 1” trong đó phải tuân theo định mức về nhựa (thứ tự tưới, lượng nhựa).
Bước 10 : Rải đá lần 3
+ Rải ngay đá lần thứ ba tương tự bước 4 “ rải đá lần 1” trong đó vật liệu đá có kích cỡ và định mức theo quy định về đá nhỏ (thứ tự rải, kích cỡ đá, lượng đá).
Bước 11: Lu lèn đá lần 2
+ Lu lèn ngay bằng lu bánh hơi (hoặc bằng lu bánh sắt 6-8 T) theo các yêu cầu kỹ thuật giống bước 5 “lu lèn đá lần 1”.
Bước 12: Bảo dưỡng sau khi thi công
Bảo dưỡng mặt đường láng nhựa trong vòng 15 ngày theo các yêu cầu kỹ thuật sau:
+ Mặt đường láng nhựa sau khi thi công xong có thể cho thông xe ngay.
+ Trong 2 ngày đầu cần hạn chế tốc độ xe không quá 10 km/h và không quá 20 km/h trong vòng 7-10 ngày sau khi thi công.
+ Trong thời gian này nên đặt các ba-rie trên mặt đường để điều chỉnh xe ô tô chạy đều khắp trên mặt đường đồng thời để hạn chế tốc độ xe.
+ Sau khi thi công cần bố trí người theo dõi bảo dưỡng trong 15 ngày để quét các viên đá rời rạc bị bắn ra lề khi xe chạy, sửa các chỗ lồi lõm cục bộ, những chỗ thừa nhựa thiếu đá hoặc ngược lại.
=> Liên hệ ngay Hạ tầng Toàn Lực để được tư vấn cụ thể.